Theo thống kê của Viện khoa học dinh dưỡng Hoa Kỳ cứ 10 trẻ sinh ra có 1 trẻ mắc chứng không dung nạp lactose. Trẻ không dung nạp lactose có biểu hiện đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy triền miên. Tình trạng này thường xuyên tái đi tái lại gây loạn khuẩn ruột, rối loạn hấp thu, chậm lớn cho trẻ. Việc phục hồi chứng bất dung nạp lactose cần phối hợp giữa giải pháp chuyên biệt, kết hợp với một chế độ ăn kiểm soát chặt chẽ lượng đường lactose.

Đang xem: Biểu hiện bất dung nạp lactose

*

I. Không dung nạp lactose (hội chứng không dung nạp lactose)là gì, nguyên nhân do đâu?

1.1. Không dung nạp lactose (hội chứng không dung nạp lactose) là gì?

*

Không dung nạp lactose (dị ứng đường sữa) hay còn gọi bất dung nạp đường lactose ở trẻ sơ sinh là tình trạng trẻ không có khả năng tiêu hóa và hấp thu đường lactose.

Lactose là loại đường chính có trong sữa (sữa mẹ, sữa dê, sữa bò,…) và các chế phẩm sữa bột cung cấp cho trẻ. Theo thống kê của Viện khoa học dinh dưỡng Hoa Kỳ,.cứ 10 trẻ nhỏ lại có 1 trẻ mắc chứng không dung nạp đường lactose.

1.2. Nguyên nhân của tình trạng bất dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Để cơ thể trẻ hấp thu được đường lactose, trong ruột cần có một loại men phân cắt đặc hiệu – men lactase. Thiếu hụt lactase là nguyên nhân cốt lõi tại sao trẻ không thể hấp thu đường lactose trong sữa.

Chỉ một số lượng nhỏ trẻ thiếu hụt men lactase do bẩm sinh. Tình trạng này thường liên quan tới yếu tố di truyền hoặc gặp phải ở trẻ sinh non có hệ tiêu hóa kém.

Phần lớn nguyên nhân bất dung nạp lactose ở trẻ do hậu quả của tổn thương đường ruột của trẻ kéo dài. Trong đó các bệnh lý như: viêm dạ dày ruột, nhiễm khuẩn,.nhiễm ký sinh trùng.. là những nguyên nhân chính. Sử dụng kháng sinh dài ngày gây loạn khuẩn ruột, tiêu chảy cũng là nguyên nhân gây tổn thương hệ tế bào tiết và giảm lượng enzym lactase (men lactase)

II. 5 biểu hiện điển hình của chứng không dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

*

Không dung nạp lactose (dị ứng đường sữa) cần được phát hiện sớm để thay đổi chế độ dinh dưỡng và có phương án hỗ trợ cải thiện tiêu hóa kịp thời. Điều trị đúng cách càng sớm Tránh ảnh hưởng tới hấp thu và sự phát triển lâu dài của trẻ. Trẻ không dung nạp đường lactose trong sữa mẹ và các loại sữa công thức sẽ có biểu hiện: 

1. Trẻ đầy hơi, chướng bụng thường xuyên: Sau mỗi lần bú hoặc uống sữa, trẻ thường có cảm giác đầy hơi, chướng bụng kéo dài.

Khi lactose không được hấp thu, đi tới đại tràng được lên men yếm khí, tạo nhiều khí hơi trong bụng, biểu hiện của trẻ bất dung nạp lactose

2. Trẻ tiêu chảy kéo dài, phân lỏng, nhiều nước, mùi chua nhẹ. Đôi khi phân có nhầy, sùi bọt, hoặc có tia máu.

Lactose khi không được hấp thu được đào thải trực tiếp theo phân. Tới đại tràng, lactose là chất hấp phụ nước mạnh. Tại đây lactose tương tác vi sinh vật, lên men tạo khiến phân lỏng, nhầy, sủi bọt, có mùi chua và có tính acid dễ dẫn đến tình trạng hăm tã kéo dài.

3. Trẻ buồn nôn, hay nôn trớ, ọc sữa: biểu hiện của trẻ bất dung nạp lactose đặc trưng là đầy hơi, chướng bụng, khả năng chứa sữa, thức ăn trong dạ dày của trẻ kém. Dễ bị kích thích đẩy ngược trở lại thực quản gây nôn trớ.

4. Trẻ quấy khóc nhiều hơn

5. Bụng trẻ đau quặn, co thắt. Trẻ thường có biểu hiện cong lưng, nắm chặt tay, chân tay co lại.

Khi con có 5 biểu hiện trên, mẹ cần nhận biết ngay dấu hiệu không dung nạp lactose ở trẻ để xử lý ngay. Bất dung nạp lactose để lâu khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa càng trở nên nặng, trẻ giảm hấp thu dinh dưỡng, thiếu chất, còi cọc, chậm lớn. Nguy hiểm hơn, càng kéo dài, hệ tiêu hóa bị tổn thương nghiêm trọng, dễ chuyển sang viêm ruột mạn tính.

Xem thêm:

III.Theo dõi dinh dưỡng cho bé bất dung nạp lactose trong sữa mẹ và sữa công thức

Với các bé mắc chứng bất dung nạp lactose, bố mẹ cần theo dõi chế độ dinh dưỡng và cách chữa bất dung nạp lactose phụ thuộc rất nhiều vào cách chăm sóc của bé:

Với trẻ uống sữa công thức: Khuyến cáo sử dụng sữa công thức không chứa lactose (sữa free lactose). Lưu ý xem các thành phần trong nhãn.sữa thông tin dinh dưỡng khi cho trẻ dùng bất kì loại sữa nào. Tránh dùng các sữa chứa nhiều đường lactose như sữa bò, sữa dê cho trẻ sơ sinh.Với các bé lớn đã ăn dặm: hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa nhiều lactose cho tới khi hệ tiêu hóa của bé phục hồi hoàn toàn.Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung enzym lactase cho bé

IV. Những sai lầm mẹ thường mắc phải khi bé bất dung nạp lactose

Tình trạng bất dung nạp lactose trong sữa mẹ và sữa công thức khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên có nhiều bà mẹ vẫn chưa có đủ thông tin và kinh nghiệm trong việc chăm sóc bé. Dẫn đến việc chăm sóc sai cách, làm trầm trọng hơn tình trạng của con.

Một số những sai lầm mẹ thường xuyên gặp phải khi bé có dấu hiệu của bất dung nạp lactose:

1. Không tuân thủ việc điều chỉnh dinh dưỡng

Trong nhiều trường hợp bé được chỉ định dùng sữa free lactose – sữa dành cho trẻ không dung nạp đường lactose – để hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Sữa free lactose là dòng sữa được hạn chế lượng đường lactose và/hoặc bổ sung thêm enzyem lactose để hỗ trợ sự tiêu hóa đường trong sữa. Sữa freelactose vẫn đảm bảo cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho bé. Nhiều mẹ lo ngại rằng sữa freelactose sẽ không cung cấp đủ chất cho bé nên không tuân thủ đúng theo quy định điều trị. Điều này gây ảnh hưởng tới hiệu quả của việc xử lý bất dung nạp lactose.

*

Một số loại sữa Free lactose đến từ các nhà sản xuất uy tín hiện nay

2. Kiêng khem quá mức

Theo quan niệm cũ, khi trẻ sơ sinh đang bú mẹ mà bị tiêu chảy, mẹ chỉ được ăn những thức ăn “lành tính” như: thịt lợn, rau xanh. Nhưng theo quan điểm khoa học mới, việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng mới là quan trọng nhất. Mẹ nên lựa chọn các loại thực phẩm đa dạng, phong phú để đảm bảo cung cấp được đầy đủ chất dinh dưỡng cho con. Chỉ nên hạn chế các thực phẩm không lành mạnh như đồ cay nóng, chất kích thích (rượu bia, thuốc lá, cafe).

3. Nhầm lẫn với tình trạng khác

Với các triệu chứng như tiêu chảy, phân có mùi chua, mẹ rất dễ nhầm lẫn với các tình trạng khác như rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn ruột hay dị ứng đạm sữa bò.

Cần phân biệt rõ các tình trạng trên để có hướng xử trí phù hợp.

Bất dung nạp lactose

Trẻ có biểu hiện tiêu chảy sau khi bú sữa mẹ hoặc sữa công thức thông thường khoảng 30 phút – 2 giờ. Số lần đại tiện phụ thuộc vào lượng sữa mà trẻ uống.

Dị ứng đạm sữa bò

Triệu chứng rầm rộ ngay sau khi trẻ uống sữa bò hoặc các thực phẩm được chế biến từ sữa bò khoảng vài phút đến vài giờ. Ngoài tiêu chảy, trẻ có thể kèm theo phát ban, khó thở… Các triệu chứng này sẽ mất đi nếu ngưng sử dụng sữa bò và chuyển sang các dạng sữa công thức chứa đạm thủy phân.

 Rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn

90% trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nguyên nhân do loạn khuẩn đường ruột. Lúc này trẻ sẽ có các triệu chứng như đi ngoài phân lỏng 2-3 lần/ngày, đầy chướng bụng, quấy khóc, nôn trớ. Trẻ sẽ cải thiện nhanh chóng khi được bổ sung đúng loại men vi sinh chứa chủng lợi khuẩn phù hợp.

V. Tiếp cận mới trong cải thiện không dung nạp lactose ở trẻ nhỏ 

1. Lợi ích của men vi sinh (lợi khuẩn) với trẻ không dung nạp lactose 

Men vi sinh (lợi khuẩn) được ví như những chiến binh dũng cảm, tạo hàng rào bảo vệ vững chắc cho các tế bào niêm mạc ruột. Lơi khuẩn giúp đường ruột khỏe mạnh trước mọi yếu tố nguy hiểm tấn công.

Xem thêm: Mặt Nạ Cám Gạo Sữa Tươi Đắp Mặt Dưỡng Trắng Da Hiệu Quả, 10 Cách Đắp Mặt Nạ Bằng Cám Gạo Giúp Da Trắng Đẹp

Bên cạnh đó, lợi khuẩn có chức năng tuyệt vời trong hàn gắn, phục hồi những tổn thương có trong ống tiêu hóa. Cơ chế này có được do lợi khuẩn tiết các chất nhầy hấp phụ độc tố do hại khuẩn tiết ra.

Bất dung nạp lactose là gì? Đây là tình trạng khá phổ biến bất kỳ ai cũng có thể mắc phải và có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng này. Trong số đó phải kể đến là do cơ thể bị thiếu enzyme lactase – một loại enzyme hỗ trợ phân giải và tiêu hóa đường lactose có trong sữa và các chế phẩm làm từ sữa. Vậy phải làm thế nào để không bị bất dung nạp lactose nữa? Bài viết sau sẽ cung cấp câu trả lời cho bạn.

Đang xem: Biểu hiện bất dung nạp lactose

1. Định nghĩa bất dung nạp lactose là gì?

Rất nhiều người có chung một thắc mắc bất dung nạp lactose là gì và điều này có phương pháp khắc phục hay không. Cụm từ này được dùng để miêu tả hiện tượng thiếu hụt enzyme lactase do ruột non tiết ra để phân giải lactose. Như chúng ta đã biết thì lactose được tìm thấy nhiều trong các loại sữa, phô mai và các chế phẩm khác làm từ sữa,…

Ở những người bị bất dung nạp lactose thì khi tiêu thụ những thức uống hay thực phẩm được làm từ sữa, ruột non sẽ không tiêu hóa được đường lactose có trong các sản phẩm này và sẽ được đẩy xuống ruột già. Khi lưu lại đây, lactose sẽ bị các loại vi khuẩn phân rã thành khí và chất lỏng khiến người bệnh gặp phải các triệu chứng như tiêu chảy, đầy hơi. Mặc dù bất dung nạp đường lactose không gây nguy hiểm gì nhưng lại khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và thường e ngại mỗi khi ăn uống sữa cũng như các chế phẩm của sữa.

2. Triệu chứng và nguyên nhân gây bất dung nạp lactose là gì?

Sau khi uống sữa hoặc ăn sản phẩm chứa sữa khoảng 2 giờ, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, đầy hơi, tiêu chảy, đau bụng, chuột rút,…

Ở trẻ nhỏ, triệu chứng này có phần khác biệt hơn: đôi khi ói mửa, viêm da, tiêu chảy có bọt, đầy chướng bụng, sôi bụng, trung tiện nhiều,…

*

Bất dung nạp lactose khiến người bệnh gặp các triệu chứng khó chịu ở hệ tiêu hóa

Nguyên nhân chủ yếu khiến một người gặp phải chứng bất dung nạp lactose đó là do sự thiếu hụt enzyme lactase – một loại enzyme có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ đường lactose. Phần lớn ruột non của chúng ta sẽ bắt đầu giảm tiết lactase sau 2 tuổi (tức là sau khi cai sữa). Tuy nhiên về sau chúng ta vẫn có thể tiêu thụ các sản phẩm chế biến từ sữa mà không bị bất dung nạp lactose.

Xem thêm:

3. Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ bất dung nạp lactose ở người bệnh

Bên cạnh nguyên nhân chính là do thiếu hụt lactase, những yếu tố sau được cho là cũng góp phần dẫn đến hiện tượng bất dung nạp lactose ở người:

Chủng tộc: những người châu Á, Mỹ gốc Phi hay gốc Mexico là đối tượng hay bị bất dung nạp lactose;

Tuổi tác: người lớn tuổi dễ gặp tình trạng này hơn trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ;

Mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa: khi một người mắc các bệnh liên quan đến tiêu hóa như viêm hay chấn thương ruột non, bệnh Celiac (đây là bệnh khiến thành ruột non bị phá hủy gây cản trở quá trình phân giải và hấp thu các chất dinh dưỡng có trong thức ăn), bệnh Crohn,… cũng góp phần làm giảm lượng lactase trong ruột.

Bất dung nạp lactose bẩm sinh: có những trẻ đã bị bất dung nạp lactase ngay từ khi mới sinh ra;

Trẻ sinh non: giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 chính là thời điểm tăng nồng độ enzyme lactase, do đó nếu trẻ sinh non sẽ bị thiếu hụt enzyme này, nguy cơ bất dung nạp lactose là rất cao;

4. Phương pháp giúp điều trị chứng bất dung nạp lactose là gì?

Để xác định một người có bị bất dung nạp lactose hay không, bác sĩ cần khai thác bệnh sử và quan sát các biểu hiện lâm sàng. Kết hợp với đó là một số chỉ định xét nghiệm cần thiết với mục đích kiểm tra khả năng hấp thụ lactose trong đường tiêu hóa, ví dụ như xét nghiệm khí Hydro trong hơi thở, test lactose, đối với trẻ em cần được test hàm lượng axit trong phân.

Dưới đây là một số biện pháp có tác dụng cải thiện tình trạng bất dung nạp lactose:

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi bị bất dung nạp lactose thì không nên tiêu thụ những thực phẩm chứa loại đường này;

Người lớn và trẻ lớn hơn không cần thiết phải kiêng đường lactose một cách triệt để. Thay vào đó nên cân nhắc lượng đường phù hợp để ăn mỗi ngày, biết được giới hạn của bản thân dựa trên những triệu chứng bất dung nạp lactose có thể sẽ xuất hiện;

*

Người bệnh có thể cân nhắc dùng các sản phẩm từ sữa không chứa lactose

Đối với trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, các mẹ bầu, các mẹ đang cho con bú hay phụ nữ tiền mãn kinh thì canxi đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Do đó nếu không sử dụng được sữa và chế phẩm làm từ sữa sẽ khiến những đối tượng này bị thiếu hụt canxi và vitamin D. Vì vậy cần phải bổ sung nguồn cung cấp các dưỡng chất này thay thế cho sữa từ viên uống, thực phẩm chứa nhiều canxi như rau quả xanh, tôm, súp lơ,… hoặc uống enzyme lactase để khắc phục tình trạng này;

Áp dụng một thói quen sinh hoạt lành mạnh, phù hợp;

Tuân thủ lịch khám đúng hẹn để được bác sĩ theo dõi và cập nhật tình trạng sức khỏe cũng như triệu chứng bất dung nạp lactose đã thuyên giảm hay chưa;

Không được tự ý bỏ thuốc, thay đổi liều lượng hay tự ý mua thuốc về dùng mà không có chỉ định từ bác sĩ;

Thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng vì trong đó có thể chứa thành phần đường lactose;

Nếu mẹ có tiền sử không dung nạp được lactose thì cần quan sát phản ứng của trẻ đang trong giai đoạn sơ sinh: có dị ứng với sữa mẹ hay sữa công thức hay không. Nếu có, cần hỏi ý kiến bác sĩ khoa Nhi để được tư vấn về loại sữa khác thay thế nên dùng dành cho trẻ;

Nếu chế độ ăn không sữa ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc không giúp bạn cải thiện tình trạng bất dung nạp lactose, hãy liên hệ với bác sĩ.

*

Lựa chọn các thực phẩm thay thế sữa là điều cần thiết để bổ sung canxi nếu bạn bị bất dung nạp lactose

Mong rằng thông qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về khái niệm bất dung nạp lactose là gì, làm sao để giải quyết hiện tượng này cũng như những lưu ý về chế độ ăn uống phù hợp để cải thiện triệu chứng bệnh.

Xem thêm: Xem Ngày Tốt Khai Trương Theo Tuổi, Xem Ngày Tốt Khai Trương Mở Cửa Hàng Buôn Bán

Quý bạn đọc có thể liên hệ tới hotline 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa goimon.vn để đăng ký khám trực tiếp với các chuyên gia hoặc lắng nghe tư vấn, giải đáp của tổng đài viên về các dịch vụ khám chữa bệnh hiện đang được triển khai tại goimon.vn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *