Nổi mụn nhọt ở háng, bẹn là tình trạng nhiều người gặp phải và thường chủ quan dẫn đến những hậu quả khó chữa trị. Do vị trí mụn khá nhạy cảm nên nhiều người ngại điều trị khiến mụn nhanh chóng lây lan và ảnh hưởng đến nhiều vùng da khác. Nguyên nhân nổi mụn ở háng và cách điều trị mụn nhọt ở háng như thế nào?

Mụn nhọt ở háng là gì?

Mụn nhọt ở háng có nhiều dạng, mỗi dạng lại có một dấu hiệu khác nhau nên không có khái niệm chính xác. Tuy nhiên, bạn có thể hiểu đơn giản tình trạng này xảy ra khi bạn thấy xuất hiện các nốt mụn đỏ, sau đó, nốt mụn có thể to hơn hoặc lan rộng ra các vùng da khác.

Đang xem: Cách trị mụn nhọt ở háng

Mụn nhọt ở háng có thể bị viêm nếu nặng. Đồng thời, thường xuyên có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và đau rát do mụn sưng tấy hoặc vỡ ra, chảy mủ và rất dễ lây lan sang các vùng da lành.

*

Mụn nhọt ở háng

Nguyên nhân nổi mụn ở bẹn

Trước hết, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra mụn ở háng để có phương án điều trị. Một số nguyên nhân phổ biến là:

1. Vệ sinh da không sạch sẽ

Nguyên nhân hàng đầu khiến mụn nhọt xuất hiện thường là do vi khuẩn xâm nhập. Không vệ sinh da thường xuyên và sạch sẽ dẫn đến nấm, vi khuẩn tấn công, tạo nên các ổ viêm nhiễm và nổi mụn.

2. Da viêm nang lông

Vùng bẹn là vùng da thường xuyên bị cọ xát, dễ ẩm ướt nên vi khuẩn, nấm xâm nhập vào lỗ chân lông gây viêm nang lông.

Viêm nang lông còn có thể do tác động của một số phương pháp cạo, nhổ, tẩy lông khiến nang lông bị tổn thương dẫn đến viêm nhiễm. Ngay cả khi bạn mặc những loại vải bó sát, quần áo quá chật cũng có thể gây ra tình trạng viêm lỗ chân lông.

3. Mắc một số bệnh xã hội

Đây là một nguyên nhân nguy hiểm mà ít người để ý. Nổi mụn cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh xã hội như:

Herpes sinh dục: Bệnh sẽ gây ra nhiều mụn nước, sưng tấy và đau rát ở vùng bẹn. Mụn rất dễ vỡ khi vô tình chạm vào và có thể làm vết loét lan rộng.Sùi mào gà: Là bệnh xã hội nguy hiểm, nguy cơ lây lan rất cao. Thời gian ủ bệnh khá lâu nên bệnh khó phát hiện. Ban đầu mụn sẽ nổi ở vùng kín, sau đó lớn dần và lan dần xuống bẹn.Mụn cóc: Do một loại vi rút có tên là HPV gây ra, trông giống như mụn cơm, nó gây ngứa, khó chịu và đau.

Xem thêm:

Cách trị mụn nhọt ở háng

Do vị trí tiếp giáp với “vùng kín” nên loại mụn nhọt ở háng này không thể tự dùng thuốc hoặc áp dụng các công thức tại nhà như các loại mụn nhọt khác. Bạn nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra liệu trình phù hợp.

Đối với từng loại nguyên nhân gây nổi mụn ở háng sẽ có những cách điều trị khác nhau, cụ thể:

1. Đối với mụn nhọt do vi khuẩn, nấm

Tình trạng này xảy ra chủ yếu do vấn đề vệ sinh da, bạn sẽ được hướng dẫn cách làm sạch da để nấm và vi khuẩn không thể xâm nhập. Đây là trường hợp nhọt đơn giản nhất nên có thể chỉ cần dùng thuốc bôi là bệnh sẽ khỏi hoàn toàn.

2. Với bệnh viêm nang lông

Bạn sẽ được bác sĩ kê một số loại dung dịch vệ sinh, diệt khuẩn để loại bỏ vi khuẩn trong nang lông, giúp lỗ chân lông thông thoáng, hạn chế tình trạng viêm nhiễm.

3. Mụn cóc sinh dục

Vì đây là căn bệnh xã hội nguy hiểm, với tốc độ nhanh và nguy cơ lây lan cao nên cần có phác đồ điều trị chuyên khoa. Có thể áp dụng một số thủ thuật áp dụng công nghệ tiên tiến như ALA – PDT với công nghệ cao, an toàn.

4. Nổi mụn ở bẹn do mụn rộp sinh dục.

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh mụn rộp sinh dục, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh để kháng viêm, diệt khuẩn. Với những tình trạng bệnh tiến triển nặng sẽ cần có hội chuẩn để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp hơn.

Làm thế nào để chăm sóc da của bạn nếu bạn bị nổi mụn?

Ngoài việc thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn cũng cần chú ý đến việc chăm sóc da và kết hợp các biện pháp để mụn nhanh lành, bao gồm:

Uống nhiều nước để làm sạch cơ thể.Làm sạch da an toàn bằng dung dịch hoặc theo chỉ định của bác sĩ, luôn lau khô da sau khi vệ sinh.Nên chọn những trang phục thoáng mát, chất liệu vải mềm và thấm mồ hôi, tránh những bộ quần áo bó sát, quần bò hoặc quần jean có chất liệu vải cứng.Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh để tránh lây bệnh sang các vùng da khác và lây bệnh cho người khác (nhất là đối với bệnh nhân mắc các bệnh LTQĐTD).Tránh chạm hoặc gãi vào vùng da có mụn vì điều này có thể khiến vết thương lan rộng và lâu lành hơn.Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, sinh hoạt khoa học để tăng sức đề kháng cho da.Không tự ý sử dụng thuốc không theo đơn, không tự áp dụng các mẹo, công thức dân gian.

Xem thêm: Hà Thủ Ô Đỏ Thần Dược Chữa Bệnh Tóc Bạc Sớm Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng

Điều trị mụn nhọt ở háng là một quá trình lâu dài và cần sự kiên trì, tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ, không nên điều trị “một sớm, một chiều”. Bạn cần chú ý nghe theo hướng dẫn và chăm sóc da cẩn thận để bệnh nhanh khỏi.

Nổi mụn nhọt là bệnh nhiễm trùng ngoài da do nang lông bị bít tắc và gây viêm. Bệnh biểu hiện bằng những mụn mủ dưới da nhỏ hoặc có khi rất to, sưng đỏ và rất đau. Người bị nổi mụn u nhọt thường không sốt, khi có sốt cao thì có thể bệnh đã diễn tiến nặng gây nhiễm trùng huyết.

Đang xem: Cách trị mụn nhọt ở háng

Đa phần bệnh có thể tự giới hạn và tự khỏi khi mụn nhọt bị vỡ mủ, thời gian này kéo dài khoảng một đến hai tuần. Tuy nhiên, nếu như mắc phải vi khuẩn độc lực cao hoặc người bệnh có cơ địa suy giảm miễn dịch, bệnh có thể gây tử vong. Vậy cách trị mụn nhọt là gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn!

*

Mụn nhọt ảnh hưởng đến da như thế nào?

Mụn nhọt là bệnh gì?

Trước khi tìm hiểu về cách trị mụn nhọt, chúng ta hãy xem qua loại mụn này là gì nhé! Nổi mụn u nhọt là bệnh nhiễm khuẩn ở nang lông thường gây lở loét sâu trên da, có chứa mủ và gây đau. Mụn nhọt thường hình thành theo từng khối, sưng và tấy đỏ. Các u nhanh chóng phát triển lớn hơn và tích mủ bên trong, làm người bệnh cảm thấy đau tại vùng da có u nhọt. Đến một lúc nào đó, u nhọt sẽ bị vỡ ra và chảy mủ. 

Những ai thường mắc phải bệnh u nhọt?

U nhọt thường xảy ra ở những người đã qua giai đoạn dậy thì. Bệnh có thể xuất hiện ở cả nam và nữ. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Dấu hiệu và triệu chứng bị nổi u mụn nhọt

Mụn nhọt ban đầu chỉ là vết sưng nhỏ và hơi đau, có đường kính khoảng từ 1.5 đến 5 cm. Nhọt thường xuất hiện ở cổ, mặt, vùng eo, vùng háng, vùng dưới cánh tay và ở mông. U nhọt càng lớn thì càng gây đau đớn.

*

Nên chú ý biểu hiện khác thường của da khi bị mụn nhọt.

Một số nhọt có thể ở sâu trong da, mụn nhọt không có đầu sau đó mới phát triển, gây chảy mủ có máu và dịch trắng. Dấu hiệu mụn nhọt bị nhiễm trùng bạn cần chú ý là: sau khi các u nhọt đã chảy mủ, cơn đau sẽ bớt đi những đốm đỏ và sưng tấy vẫn còn kéo dài trong nhiều ngày hay nhiều tuần, thậm chí có thể để lại sẹo.

Nếu không thực hiện cách trị mụn nhọt kịp thời, chúng có thể bị nhiễm trùng và lan vào máu và lây lan sang các bộ phận khác. Có thể có các triệu chứng và biểu hiện khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn thường có thể tự điều trị các mụn nhọt nhỏ. Nhưng bạn nên gặp bác sĩ nếu có nhiều hơn một u nhọt tại một thời điểm hoặc nếu nhọt:

Xuất hiện trên khuôn mặt;Có triệu chứng xấu đi hoặc vô cùng đau đớn;Mụn nhọt ở mông sưng toGây sốt;To hơn 5 cm;Không chữa lành trong hai tuần;Tái phát trở lại.

Nguyên nhân bị mụn nhọt là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân nổi mụn nhọt, tình trạng này chỉ xảy ra khi nang lông bị nhiễm vi khuẩn Staphylococcus (thường gặp ở trên da và trong mũi). Bệnh sẽ bắt đầu ở nang lông và dần dần ăn sâu vào bên trong các lớp da.

Bệnh có thể lây lan sang người khác nếu có sự tiếp xúc với mủ của u nhọt. Trong một số trường hợp khác, nhọt phát triển tại nơi da bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập thông qua vết xước nhỏ hay vết côn trùng cắn.

*

Xác định nguyên nhân để có cách trị mụn nhọt hiệu quả hơn.

Ngoài ra, nhiễm trùng vết thương, vệ sinh kém, mặc quần áo chật, trầy da hoặc thường xuyên tiếp xúc với một số loại hóa chất hay mỹ phẩm cũng là các nguyên nhân gây ra mụn nhọt.

Bên cạnh đó, các chứng rối loạn như tiểu đường hoặc nghiện rượu cũng có thể làm tăng khả năng bị u nhọt do hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu.

U nhọt có thể gây nên viêm nang lông và biến chuyển nặng hơn khi cơ thể đổ mồ hôi.

Xem thêm:

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc mụn nhọt?

Mụn nhọt có thể xảy ra với tất cả mọi đối tượng, bao gồm cả những người khỏe mạnh. Tuy nhiên, những yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh của bạn:

Tiếp xúc gần gũi với người có mụn nhọt.Các vấn đề khác về da, chẳng hạn như mụn trứng cá và eczema. Bởi vì chúng phá hủy lớp bảo vệ của làn da làm cho bạn dễ bị u nhọt.Hệ miễn dịch bị tổn thương: nếu hệ miễn dịch của bạn bị tổn thương dù vì bất kỳ lý do gì, điều này có thể tăng khả năng bị u nhọt.

Cách trị mụn nhọt như thế nào? 

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị u nhọt?

Có các cách chữa mụn nhọt sưng to mà bạn có thể nghĩ tới, chẳng hạn như:

Dùng băng gạc ẩm đắp lên vùng u nhọt từ 3-4 lần mỗi ngày, mỗi lần 20 phút sẽ giúp tạo cảm giác dễ chịu, làm nhọt khô lại và nổi lên trên nếu u nhọt nằm sâu dưới da.

Bác sĩ có thể xẻ u mụn nhọt và hút mủ khi vùng da bị tổn thương trở nên mỏng và phần dưới da đã mềm. Nhọt vẫn có khả năng tự lặn sau 10 đến 20 ngày.

Nhưng nếu được điều trị, bệnh sẽ bình phục nhanh hơn và giảm bớt các triệu chứng nghiêm trọng. Bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh cho các trường hợp nhiễm trùng nặng hay tái phát.

Các nhọt mới sẽ hình thành nếu như mủ từ vết hở của u nhọt trước làm nhiễm trùng vùng da ở gần đó.

Điều trị u nhọt sớm sẽ giúp hạn chế sẹo lõm trên da.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán u mụn nhọt?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán u nhọt bằng cách kiểm tra những phần da bị nhiễm bệnh hoặc lấy một mẫu mủ để kiểm tra vi khuẩn.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh u mụn nhọt?

Bên cạnh thực hiện những cách trị mụn nhọt, bạn có thể kiểm soát tình trạng này như sau:

Sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.Giảm thiểu hoạt động thể chất cho đến khi vùng bị nhiễm trùng lành lặn hẳn. Tránh để ra mồ hôi và các môn thể thao trong khi đang bị nhọt.Giữ da sạch sẽ.Thay quần áo và khăn trải giường mỗi ngày và giặt bằng nước nóng.Liên lạc với bác sĩ nếu bạn bị sốt hay các triệu chứng vẫn không thuyên giảm sau 3-4 ngày điều trị.Hãy khám bác sĩ nếu bạn hay người thân trong gia đình bị u nhọt lâu không khỏi hoặc u nhọt làm mủ và gây đau nặng.

Mụn u nhọt có thể tự giới hạn nhưng khi bạn được điều trị, bệnh sẽ lành sớm hơn và không có nguy cơ tiến triển xấu đi. Khi đến khám bác sĩ da liễu, bạn có thể nhận được thuốc kháng sinh bôi ngoài da hoặc thuốc uống tùy theo mức độ của bệnh.

Khi u nhọt quá to chứa nhiều mủ, bác sĩ có thể tiến hành rạch tháo mủ để giảm đau và làm sạch vùng tổn thương. Mọi thủ thuật cần nên thực hiện tại cơ sở y tế với dụng cụ được tiệt trùng, bạn tránh tự ý nặn mủ hoặc bôi thuốc không rõ loại lên mụn nhọt vì có thể làm nhiễm trùng trầm trọng hơn.

Xem thêm:

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Để bảo vệ sức khỏe tốt hơn từ hôm nay, bạn đã từng nghĩ đến việc tích lũy một khoản tiền cho bản thân hay chưa? Các gói bảo hiểm sức khỏe được ra đời nhằm giúp mọi người chăm lo nhiều hơn cho bản thân. Thấu hiểu được nỗi lo chung của khách hàng, Pacific Cross xin giới thiệu cùng bạn đọc những gói bảo hiểm sức khỏe phù hợp với mọi đối tượng. Hãy liên hệ cùng chúng tôi hôm nay để nhận được tư vấn và hướng dẫn đăng ký dịch vụ TẠI ĐÂY. 

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Nguồn tham khảo

Ferri, Fred. Ferri’s Netter Patient Advisor. Philadelphia, PA: Saunders / Elsevier, 2012. Bản tải về

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *