Hắc lào là bệnh lý lành tính và không gây nguy hiểm đến sức khỏe tổng quát. Tuy nhiên nó có thể lây nhiễm từ người này sang người khác nên cần phải được điều trị. Nhiều người mắc bệnh hắc lào gặp khó khăn trong điều trị vì bệnh rất hay tái phát. Từ đó khiến cho mọi người nghi ngờ rằng không biết hắc lào có thể chữa khỏi tận gốc hay không. Để giải đáp thắc mắc này, các bạn hãy cùng lắng nghe tư vấn từ Bác sĩ Võ Thị Ngọc Hiền nhé!

Chẩn đoán bệnh hắc lào như thế nào?

Hắc lào là tên dân gian của một bệnh da liễu thường gặp đó là nấm da. Bệnh lý này gây ra bởi vi nấm Dermatophytes và có thể ảnh hưởng đến bất kì vị trí nào trên cơ thể. Để chẩn đoán chính xác bệnh, chúng ta dựa vào yếu tố nguy cơ, triệu chứng và các xét nghiệm.

Đang xem: điều trị hắc lào tận gốc

*
*

1. Yếu tố gợi ý

Tiếp xúc thân mật với người mắc bệnh nấm da gợi ý khả năng bị lây nhiễm.Thường xuyên ra mồ hôi và thói quen vệ sinh cơ thể kém tạo điều kiện cho nhiễm nấm.Các bệnh lý khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu tạo điều kiện cho nấm bùng phát và gây bệnh.Các loại nghề nghiệp, công việc tiếp xúc trực tiếp với đất hay động vật nhiễm nấm sẽ dễ bị mắc bệnh.

2. Triệu chứng

Tùy vào vị trí mắc bệnh mà sẽ có những biểu hiện khác nhau. Triệu chứng thường gặp là đốm, mảng đổi màu, tróc vảy và rất ngứa. Ngoài ra còn có mụn nước, mụn mủ hay rụng tóc kèm theo.

3. Xét nghiệm

Cạo da vùng tổn thương đem soi với dung dịch KOH 10% dưới kính hiển vi cho thấy hình ảnh của bào tử và sợi nấm.

Dưới ánh sáng đèn Wood sẽ thấy những tổn thương da do nhiễm nấm phát huỳnh quang màu xanh lá cây nhạt.

Lang Ben có chữa được không?

Trước khi khám bệnh Lang ben cần biết những gì?

Có thể chữa khỏi tận gốc hắc lào hay không?

Các bạn có thể hoàn toàn yên tâm rằng có thể chữa khỏi tận gốc bệnh hắc lào. Tuy nhiên, người bệnh cần kiên nhẫn và tuân thủ nguyên tắc điều trị để bệnh không tái phát trở lại.

1. Nguyên tắc điều trị

Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, tránh lây lan;Điều trị đúng phác đồ, đủ liệu trình, đủ liều và liên tục không ngắt quãng;Áp dụng các biện pháp khử nấm gây bệnh trong quần áo và đồ dùng cá nhân;Dự phòng lây nhiễm cho tập thể và điều trị đồng loạt cho mọi người nếu bệnh lan truyền trong tập thể.

2. Điều trị cụ thể

Thuốc bôi tại chỗ

Bác sĩ kê toa các loại thuốc bôi chứa thành phần Imidazoles, Allylamines, Naphthionates có tác dụng kháng nấm.

Cách dùng: nên bôi thuốc 2 lần mỗi ngày. Bôi thuốc rộng ra ngoài khỏi bờ tổn thương 1-2 cm. Bôi thuốc liên tục trong ít nhất 2 tuần và tiếp tục bôi thêm 1 tuần nữa khi tổn thương biến mất.

Xem thêm: Mua Mầm Đậu Nành Mua Ở Đâu Chất Lượng Chuẩn Nhất? Mầm Đậu Nành Flagold Chính Hãng

Lưu ý, không dùng các kem bôi có thành phần kháng nấm phối hợp với Corticoid vì tác dụng rất kém và gây biến chứng teo da. Tránh tự ý sử dụng hoặc tự ý ngưng thuốc làm cho bệnh khó kiểm soát.

Thuốc uống toàn thân

Trong trường hợp thất bại với thuốc bôi, tổn thương lan rộng khắp cơ thể, bệnh hay tái phát có thể phải sử dụng thuốc chống nấm dạng uống do bác sĩ kê toa. Các loại thuốc uống chứa thành phần Griseofulvin, Itraconazole, Fluconazole, Terbinafine có tác dụng kháng nấm toàn thân.

Cách dùng: uống thuốc theo liều lượng và thời gian được hướng dẫn bởi bác sĩ da liễu.

Lưu ý, không sử dụng thuốc uống kháng nấm toàn thân cho trẻ dưới 6 tuổi. Riêng Griseofulvin và Terbinafine vẫn dùng được cho trẻ trên 4 tuổi. Ngoài ra, cần chú ý đến chức năng gan khi sử dụng thuốc.

Khử nấm vật dụng cá nhân

Khi bị hắc lào, các vi nấm có thể tồn tại trong quần áo và vật dụng cá nhân của người bệnh. Nếu chỉ dùng thuốc mà không khử các vi nấm, người bệnh sẽ dễ mắc bệnh trở lại khi tiếp tục sử dụng các vật dụng cá nhân nhiễm nấm.

Cách khử nấm: luộc quần áo, khăn tắm, chăn màn với nước sôi rồi giặt sạch lại. Sau khi giặt, lộn trái quần áo lại rồi phơi khô dưới nắng.

Phòng ngừa bệnh hắc lào?

Bệnh hắc lào không khó điều trị và có thể trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên bệnh sẽ dễ tái phát nếu chúng ta không loại bỏ các yếu tố thuận lợi. Để hạn chế bệnh tái phát và phòng tránh lây nhiễm, mọi người nên:

Mặc áo quần rộng rãi và thoáng mát. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ mỗi ngày. Thay quần áo đã được phơi khô dưới nắng, không mặc lại quần áo ẩm ướt.Tránh dùng chung các đồ dùng cá nhân như khăn lau, quần áo… để hạn chế lây lan bệnh.Không đi chân trần ở nơi công cộng như hồ bơi, phòng tắm công cộng.Bảo vệ tay và chân khi làm các công việc tiếp xúc với đất và động vật.Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.Điều trị cho tất cả mọi người khi bệnh lây lan trong tập thể để cắt đứt nguồn lây.

Xem thêm: Mẹ Chồng Không Bao Giờ Coi Con Gái Và Con Dâu Là Con Gái, Mẹ Chồng Thương Con Dâu Như Con Gái

Hắc lào là bệnh nhiễm trùng da lành tính và có thể chữa khỏi hoàn toàn. Áp dụng các biện pháp dự phòng giúp phòng ngừa bệnh và hạn chế bệnh tái phát trở lại. Các bạn hãy cùng goimon.vn thực hành ngăn ngừa bệnh xảy ra nhé!

Trang tin y tế goimon.vn chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

Hắc lào là bệnh lý da liễu do nhiễm nấm gây nên, bệnh có thể gặp ở nhiều vùng trên cơ thể với triệu chứng kèm theo khác nhau. Điều trị da hắc lào khá đơn giản, nhưng cần điều trị sớm, tích cực để hạn chế lây lan và sẹo để lại.

Đang xem: điều trị hắc lào tận gốc

1. Bệnh Hắc lào nguyên nhân do đâu?

Bệnh hắc lào do nhiễm vi nấm thuộc nhóm nấm Dermatophytes gây nên, thường gặp nhất là 3 loại:Trichophyton, microsporum, và epidermophyton. Hắc lào phát triển tốt trong môi trường nóng, ẩm ướt, đặc biệt phù hợp với khí hậu Việt Nam.

*

Vùng da tổn thương do nấm hắc lào gây nên

Các loại nấm gây hắc lào trên các vùng da có thể có biểu hiện khác nhau. Đặc điểm chung là những tổn thương da có dạng tròn, hoặc bầu dục, có ranh giới rõ ràng. Vùng da bị bệnh có màu đỏ hồng hoặc nâu, nổi mẩn đỏ một vùng có giới hạn rõ, bề mặt xuất hiện những mụn nước, tập trung phần rìa vùng nổi mẩn. Kèm theo đó là triệu chứng ngứa da, nhất là khi đổ mồ hôi. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể lây sang các vị trí khác trên cơ thể, tăng mức độ tổn thương trên da hoặc chàm hóa.

Vùng da bị nấm hắc lào có thể có mụn mủ vàng, mụn nước phồng rộp nếu bệnh nhân cào, gãi, gây xước khiến vi khuẩn xâm nhập. Nấm gây bệnh hắc lào có thể lây cho người khác khi tiếp xúc trực tiếp hoặc mang chung quần áo, vật dụng cá nhân.

2. Các vị trí thường bị nấm hắc lào

Nấm hắc lào thường xuất hiện ở chân hoặc thân mình, gây nhiều dạng tổn thương da khác nhau.

2.1. Hắc lào ở đùi

Thường bị ở mặt trong của đùi,bẹn màu da vùng bị hắc lào khác hẳn so với vùng da khác. Các mảng bị nấm thường lan nhanh hơn ở các vùng da nếp gấp, kèm theo ngứa,

2.2. Hắc lào ở chân

Vùng da thường bị hắc lào là ở các kẽ ngón chân. Vùng da tổn thương có cảm giác ngứa kèm theo mùi hôi khó chịu.

2.3. Hắc lào ở đầu

Nấm hắc lào có thể xuất hiện dưới chân tóc, nấm da đầu lan rộng bằng cách lây lan trực tiếp qua các tế bào trên da đầu hay gián tiếp dùng chung lược, mũ với người bị bệnh. Triệu chứng là ngứa ngáy, khó chịu có mùi hôi lạ hoặc rụng tóc thấy rõ. Trường hợp nặng hơn có thể xuất hiện mụn mủ, da phồng rộp, sưng đau, hoại tử da, chảy nước trên da.

2.4. Hắc lào dạng đa sắc

Hắc lào dạng đa sắc có thể gặp ở các vùng da sáng như mặt, lưng, cổ, ngực hoặc cánh tay. Dạng nấm da này thường không có dấu hiệu rõ ở giai đoạn đầu. Chỉ thấy rõ khi tổn thương có vảy, rõ bờ viền tạo thành các đốm nhỏ màu hồng hoặc nâu trên các vùng da. Vẫn xuất hiệu triệu chứng ngứa đặc trưng.

3. Phương pháp điều trị bệnh hắc lào hiệu quả

Tổn thương da hắc lào nhìn chung khá lành tính, việc điều trị đơn giản và nhanh khỏi. Tuy nhiên dễ bị tái phát và lan rộng, do đó cần điều trị tích cực cho tới khi bệnh khỏi hẳn.

3.1. Điều trị tại chỗ

Thường dụng các dạng thuốc bôi tại vùng da bị hắc lào như: ketoconazol, miconazol, clotrimazol,… những thuốc này có ưu điểm là không có màu, mũi thơm, không gây lột da, không gây sưng đau nhưng cũng có thể gây ra những dị ứng nhẹ, các dị ứng này sẽ hết sau khi ngừng thuốc.

Các loại thuốc cổ điển như: ASA, BSI, mỡ Benzosali,… cũng có tác dụng tốt nhưng làm lột da nhiều, đau rát, có thể làm sạm da nên hiện nay ít dùng.

*

Điều trị hắc lào bằng các loại kem bôi tại chỗ

Cần lưu ý bôi thuốc đều đặn để giảm triệu chứng ngứa và lan rộng, tuyệt đối không gãi, gây trầy xước gây bội nhiễm vi khuẩn.

3.2. Điều trị toàn thân

Dùng thuốc điều trị kháng nấm như Nizoral, Itraconazole,… Có thể dùng thuốc kháng Histamin giúp giảm ngứa hoặc kháng sinh kết hợp nếu xuất hiện mủ hoặc bội nhiễm.

Hầu hết các trường hợp nấm da bệnh hắc lào thường chỉ cần dùng thuốc bôi hoặc bột trị nấm để điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Để tránh bệnh tái phát, nên sử dụng thuốc bôi trên vùng da nhiễm nấm kéo dài 7 ngày sau khi khỏi bệnh.

Thuốc trị nấm sẽ được chỉ định cho các trường hợp nhiễm nấm nghiêm trọng kéo dài.

Khi điều trị bệnh hắc lào, cần lưu ý:

– Tuân thủ đúng thời gian sử dụng thuốc để điều trị bệnh nhân, tránh tái phát.

– Không dùng chung quần áo, vật dụng cá nhân với người khác gây lây nhiễm bệnh.

– Không tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc uống trị nấm khi không có chỉ định của bác sĩ.

– Báo cho bác sĩ nếu bạn bị bệnh về gan trước khi sử dụng các thuốc uống trị bệnh.

Xem thêm:

– Báo cho bác sĩ nếu tình trạng bệnh nặng hơn, xuất hiện mụn mủ, gây viêm đau.

– Giữ vệ sinh sạch sẽ, tắm gội mỗi ngày, đặc biệt là vùng da bị bệnh cần được giữ sạch sẽ và khô ráo.

– Hạn chế sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác.

– Mặc đồ cotton hoặc chất liệu giúp thấm hút mồ hôi nhanh.

Nhìn chung, nấm da hắc lào thường không gây những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên vùng da bị bệnh nếu không điều trị tốt có thể để lại thâm hoặc sẹo kém thẩm mỹ suốt đời. Thời gian điều trị bệnh cũng phụ thuộc vào vùng da nhiễm bệnh.

*

Điều trị hắc lào toàn thân thường kéo dài hơn

4. Phòng bệnh và ngăn ngừa bệnh hắc lào tái phát

Nấm hắc lào rất dễ lây lan và tái phát, người đã từng mắc bệnh có thể bị lại nếu bị nhiễm nấm do lây từ người bệnh khác. Do đó, phòng ngừa lây nhiễm và tái phát nấm hắc lào rất quan trọng.

Một số biện pháp hiệu quả như sau:

– Không dùng chung vật dụng cá nhân, quần áo với người khác.

– Điều trị tích cực theo chỉ định của bác sĩ nếu mắc bệnh.

– Hạn chế mặc quần áo ẩm ướt, quần áo chật.

– Lựa chọn loại xà phòng tắm, sữa tắm phù hợp với làn da bản thân.

– Vệ sinh thân thể thường xuyên, giữ sạch sẽ và khô ráo.

– Vệ sinh sạch sẽ cho chó, mèo và những thú cưng khác để tránh lây nhiễm.

– Báo cho những người tiếp xúc gần để hạn chế lây nhiễm.

– Có chế độ sinh hoạt, ăn uống nghỉ ngơi khoa học.

– Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các loại Vitamin.

– Tăng cường sức đề kháng cơ thể bằng tập thể dục thường xuyên, nghỉ ngơi ăn uống khoa học, điều trị triệt để các bệnh liên quan.

*

Hắc lào thường gặp ở những người có hệ miễn dịch kém, hoặc người thường tiếp xúc với môi trường ẩm ướt

Hắc lào là bệnh lý da liễu lành tính và khá thường gặp, tuy nhiên bệnh gây ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống cũng như thẩm mỹ. Vì thế, không nên chủ quan, lơ là trong phòng ngừa và điều trị bệnh.

Xem thêm:

Cùng tham khảo thêm nhiều thông tin trị bệnh hữu ích khác tại website goimon.vn và nếu cần tư vấn thêm về bệnh hắc lào cũng như các vấn đề sức khỏe khác, liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *